TRAO SỨC KHỎE GỬI YÊU THƯƠNG

CÂY DÓ BẦU LÀ GÌ? TẠI SAO CÂY DÓ BẦU CÓ THỂ TẠO ĐƯỢC TRẦM HƯƠNG

CÂY DÓ BẦU LÀ GÌ ? TẠI SAO CÂY DÓ BẦU MỚI CÓ THỂ TẠO ĐƯỢC TRẦM HƯƠNG ?

Cây dó bầu có tên tiếng anh là (Aquilaria crassna) là cây trung tính, ưa bóng râm, rất dễ sống thường mọc trong các khu rừng thích hợp với khí hậu nhiệt đới, cây dó bầu có tán rộng lá rất dày và lớn, thâm cây có đốm trắng, gỗ cây rất mềm có màu trắng, thường hay ra hoa kết trái vào mùa hè từ tháng 3 đến tháng 6.




Nhận dạng cây dó bầu qua là thân cây, hoa trái, Cũng không dễ cũng không khó để nhận dạng được cây dó bầu nếu như bạn chưa thấy thực tế hoặc không có hình ảnh thì bạn sẽ không nhận ra được cây dó bầu tùy nhiên qua những hình ảnh bên dước bạn có thể nhận dạng được các đặc điểm của cây dó bầu.



Nhiều năm gần đây, cây Dó bầu được nhân dân, các nhà vườn thu hái hạt trong thiên nhiên đem về ươm trồng với hy vọng cây  tạo được Trầm để bán với giá cao hơn các loài cây thân gỗ có ích khác.


Việc thu hái hạt trên các vùng phân bố địa lý xa nhau, trồng trên các vùng đất và khí hậu khác nhau, nên cây Dó bầu cũng như các loài cây trồng có nguồn gốc tự nhiên đều bị lai tạp rất nhiều, làm  biến đổi hình thái và  phân ly  về mùa cũng như tính năng tạo trầm.

 


Chỉ có thể chọn giống thuần chuẩn từ những cây dó bầu cổ thụ trong rừng để tạo ra gióng cấy có nhiều gen di truyền nhất, để có khả năng tạo ra trầm hương chất lượng nhất mùi hương thơm nhất. Hiện nay đa phần là ươm trồng tự phát đa phần dựa vào kinh nghiệm cá nhân.

Theo thống kê của ngành thực vật học, thế giới có khoảng 25 loài dó, nhưng chỉ 19 loài có khả năng cho trầm hương:

(1) Aquilaria grandiflora Bth,  (phân bố ở Trung Quốc);

(2) A.sinensis Merr hoặc  A.chinesis, (phân bố ở Trung Quốc);

(3) A.yunnanensis.S.C.Huang, (phân bố ở Trung Quốc);

(4) A.beccariana Van Tiegh, (phân bố ở Malaysia, Indonesia);

(5) A.microcarpa Baill, (phân bố ở Malaysia, Indonesia);

(6) A.hirta Ridl, (phân bố ở Malaysia, Indonesia, Singapore);

(7) A.rostrata Ridl, (phân bố ở Malaysia);

(8) A.subintegra Ding Hou, (phân bố ở Thailand);

(9) A.malaccensis Lam, (phân bố ở Ấn Độ, Bhutan, Malaysia, Indonesia, Lào,Thailand);

(10) A.moszkowskii Gill (phân bố ở Indonesia);

(11) A.cumingiana (Decne) Ridl, (phân bố ở Philippines);

(12) A.filaria (Oken) Merr., (phân bố ở Philippines);

(13) A.apiculata Merr., (phân bố ở Philippines);

(14) A.acuminate (Merr.) Quis, (phân bố ở Philippines);

(15) A.crassna Pierrei ex Lecomte, (phân bố ở VN, CPC, Lào);

(16) A.baillonii Pierrei ex Lecomte, (phân bố ở VN, CPC);

(17) A.banaense P.H.Ho, (phân bố ở VN)

(18) A.rugosa L.C.Kiet & P.J.A.Kessler, (phân bố ở VN);

(19) A.khasiana H.Hallier (phân bố ở Ấn Độ, Bhutan).

 Ở nước ta theo thống kê trên, có 4 loài dó có khă năng cho trầm hương được định danh là:

  • A.crassna  Pierre ex Lecomte, tìm thấy năm 1899, tiếng Việt hay gọi là cây dó Bầu, phân bố  khắp các vùng trong cả nước (từ Hòa Bình đến Kiên Giang). 
  • A.baillonii Pierre ex Lecomte, tìm thấy năm 1915, tiếng Việt hay gọi là cây dó Gạch, phân bố ở Thừa Thiên-Huế, Quãng Nam-Đà Nẵng, Khánh Hòa.
  • A.banaensis P.H.Ho, tìm thấy năm 1986, tiếng Việt hay gọi là cây dó Bà Nà, phân bố ở Thừa Thiên-Huế (Bạch Mã), Đà Nẵng (Bà Nà).
  • A.rugosa L.C.Kiet & P.J.A.Kessler, tìm thấy năm 2005, tiếng Việt  gọi là cây dó Quả nhăn, phân bố ở Kon Tum.

 

TẠI SAO CÂY DÓ BẦU CÓ THỂ TẠO RA ĐƯỢC TRẦM HƯƠNG ?

 Đây là một câu hỏi rất thú vị và rất nhiều người thắc mắc, tại sao chỉ có họ cây dó mới có thể tạo ra trầm còn những cây khác thì lại không, thật là kỳ diệu chúng ta cùng nhau khám phá điều này nhé!

 

 

Việt Nam có một số loài thực vật vô cùng quý hiếm. Nhiều tài liệu, sổ sách đã ghi chép: " Bên cạnh nhóm cây dược liệu, nước ta còn có một nhóm cây tinh dầu, mà tinh dầu của chúng có thể làm được hương liệu, dược phẩm, hương liệu và thực phẩm…


Đây là hương liệu và dược liệu quý " được chiết xuất ra tinh dầu. Trong đó có cây dó bầu cũng là 1 loại cây rất quí hiếm vì có khả năng tạo ra trầm hương.


 

Theo như chúng ta đã biết, cơ chế hình thành trầm hương, cây dó bầu bị tổn thương tiết ra tinh dầu để bảo vệ vết hương và do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng cũng như mưa gió ...

Qua năm tháng thì chỗ vết thương đó tạo thành trầm có màu nâu đen. Theo như lời giải thích của các phù trầm cũng như kinh nghiệm của tôi thì cây dó bầu khác với những cây thông thường, cây dó bầu có 2 mạnh rây có thể dẫn chất dinh dưỡng nuôi cây từ dưới lên trên thân, cành lá và cũng có thể dẫn chạy xuống, Ngoài ra nhựa cây dó như tinh dầu.




 

Chính vì vậy, khi cây dó bị thương thì tiết ra nhựa cây ( tinh dầu ) để bao phủ vết thương đó, và thân cây dó gỗ rất sốp, mền nên nhựa cây theo sớ gỗ cây dó ăn sâu vào gọi là bị nhiễm dầu , tùy vào điều kiện tự nhiên khí hậu, thời gian mà hình thành trầm hương.


 

 

Theo khoa học thì :  cây dó có đặc tính, và gỗ cây bầu có cấu tạo đặc biệt nên khi gây ra một tổn thương nhất định trên cây dó bầu thì sảy ra 1 quá trình hóa học, sự biến đổi phân tử của nhựa cây dưới ảnh hưởng của 1 loại bệnh gân ra, và cây dó có 1 loại kháng sinh đến nơi bị thương để bảo vệ vết thương, năng chặn và chính sự tương tác là những điều kiện để trầm hương hình thành được.

TRẦM HƯƠNG THIÊN TÂM CHUYÊN MUA BÁN CÂY DÓ BẦU, CẤY TẠO TRẦM HOTLINE 0902 654 879 Mr. TRỌNG HOẶC LIÊN HỆ TRỰC TIẾP

CÔNG TY CỔ PHẦN TRẦM HƯƠNG THIÊN TÂM
TRAO SỨC KHỎE - GỬI YÊU THƯƠNG
 
Mail: tramhuongthientam@gmail.com
Địa Chỉ : 503/1B Phan Văn Trị, phường 5, Quận Gò Vấp, HCM
Điện thoại : 0888 006 086
Chi Nhánh Hà Nội: 45 Chương Dương Độ, P. Chương Dương, Quận Hoàn Kiếm, Tp Hà Nội.
Điện Thoại: 0906 350 839